Làm thế nào để tổng hợp thông tin từ bài báo khoa học ?

Tuấn Long

Kĩ năng

Phương pháp nghiên cứu

18 Tháng Chín, 2023

Làm thế nào để tổng hợp thông tin từ bài báo khoa học ?

Ở các bài viết trước, mình đã hướng dẫn các bạn cách đọc và nắm cấu trúc của một bài báo khoa học. Bài báo khoa học gồm rất nhiều thành phần - có những thành phần chính, có cả thành phần phụ - và không phải phần nào cũng quan trọng như nhau, vì thế đôi khi việc đọc toàn văn một bài báo nhgay từ lần đọc đầu tiên là điều không cần thiết.

Ở bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tổng hợp những thông tin cần thiết từ bài báo vào một không gian chung, mà từ đó, các thông tin thu được sẽ hỗ trợ đắc lực cho các bạn khi viết tổng quan tài liệu (literature review).

Để việc tổng hợp thông tin các bạn trở nên thú vị và hệ thống, bạn nên áp dụng kết hợp cả (1) cách làm thủ công và (2) sử dụng tới phần mềm hỗ trợ. Trước khi đi vào hướng dẫn kỹ thuật, mình sẽ điểm qua một số nội dung thông tin trong bài báo khoa học mà bạn cần tổng hợp.

---

1. Các nội dung cần tổng hợp

Các nội dung cần tìm, đọc và tổng hợp từ một bài báo khoa học bao gồm:

---

  • Tiêu đề bài báo (Tittle)
  • Dẫn nhập (Abstract)
  • Câu hỏi nghiên cứu (Research question)
  • Giả thuyết nghiên cứu (Hypothesis)
  • Lý thuyết (Theories)
  • Khái niệm (Conception)
  • Phương pháp (Methods)
  • Cỡ mẫu (Samplie size)
  • Phát hiện (Fiding)
  • Kết luận (Conclusion)
  • Trích dẫn (Citation)
  • Điểm hạn chế (Weakness)
  • Bình luận cá nhân (Critical comment)

---
Trong các nội dung trên, "Điểm hạn chế của bài báo""Bình luận cá nhân" sẽ do bạn tự đánh giá và viết vào ; trong khi phần "Trích dẫn" thì hoặc là bạn tự tạo ra dựa trên quy chuẩn nào đó hoặc là bạn copy đường dẫn mà tác giả / nhà xuất bản / tạp chí đã cung cấp.

Nếu bạn chưa rõ các nội dung trên có sự khác nhau ra sao hay tại sao ta cần thu thập chúng, thì có thể xem lại bài viết "Phân tích cấu trúc của một bài báo khoa học" [tại đây] nhé.

---

2. Tổng hợp thông tin

Tiếp theo là giai đoạn tổng hợp thông tin. Ở bài viết này mình sẽ khuyến khích các bạn nên:

---

  • (1) In toàn bộ các bài báo cần đọc ;
  • (2) Áp dụng cách gán nhãn thủ công trước ;
  • (3) Tổng hợp thông tin vào khung tổng quan tài liệu ;
  • (4) Khai thác thông tin từ khung tổng quan đó.

---

Như mình đã từng nói, việc tổng hợp tại liệu trên các bài báo khoa học không khác việc bạn gán nhãn cho các đoạn hội thoại trong bản phỏng vấn sâu là mấy. Theo đó - về mặt trình tự - việc tổng hợp thông tin diễn ra theo 02 giai đoạn sau:

---

Giai đoạn 1 - Tổng hợp thông tin

Giai đoạn này gồm 3 bước nhỏ, cụ thể như sau:

---

Bước 1: Chuẩn bị vật dụng

Sau khi đã in được toàn bộ các bài báo, chúng ta bước vào giai đoạn gán nhãn cho thông tin một cách thủ công. Cách làm khá đơn giản, phù hợp với lượng tài liệu ít (< 15 bài báo).

Bạn cần chuẩn bị: bút highlight (1-2 màu), giấy sticker loại nhỏ (nhiều màu), giấy sticker loại lớn (màu vàng), bút chì, bút dạ màu xanh / đen / đỏ (loại PM04) ...

---

Bước 2: Nhất quán bộ mã hóa

---

Bạn có thể làm như sau, ví dụ:

  • Sticker màu hồng = Đánh dấu vị trí của (1) "Tiêu đề", (2) "Dẫn nhập" và (3) "Trích dẫn"
  • Sticker màu vàng = Đánh dấu vị trí của (4) "Lý thuyết" & (5) "Khái niệm"
  • Sticker màu xanh = Đánh dấu vị trí của các (6) "Phương pháp", (7) "Cỡ mẫu", (8) "Câu hỏi" & (9) "Giả thuyết nghiên cứu"
  • Sticker màu cam = Đánh dấu vị trí của (10) "Phát hiện" & (11) "Kết luận"
  • Sticker lớn màu vàng = Ghi chú các (12) "Điểm hạn chế" và (13) "Bình luận cá nhân" của bạn

---

Bước 3: Tiến hành đánh dấu

---

Ở bước này, các bạn cần:

  • Dán sticker đúng với nội dung đã mã hóa trước đó
  • Khi dán sticker, bạn nên đề chừa một phần sticker tràn ra ngoài mép giấy tầm 0.5 cm để có thể dàng phát hiện vị trí của các sticker.
  • Dùng bút dạ viết tên của các nội dung mà bạn cần lên sticker và đánh số cho chúng (Vd: (1) Tiêu đề, (6) Phương pháp...) đây là khâu dán nhãn (lableling) cho các nội dung trong bài báo
  • Bạn cũng có thể sử dụng bút highlight để dánh dấu các nội chung chi tiết có trong bài báo như (tên tác giả, nhóm nghiên cứu, số lượng mẫu, thời gian ...)
  • Dùng bút chì để ghi chú các nội dung mà bạn thắc mắc hoặc tự bình luận lên ngay bên cạnh mép của bài báo và đánh số cho chúng
  • Với phần bình luận ở cuối, hãy giữ nội dung ngắn gọn theo dạng gạch đầu dòng (bullet point) và rõ ràng nhất có thể

---

Giai đoạn 2: Tổng hợp thông tin vào khung tổng quan tài liệu

Bạn chất của giai đoạn này là copy hoặc gõ lại thông tin đã đánh dấu trên bài báo khoa học và đưa các thông tin đó vào trong một cái bảng, còn gọi là khung tổng quan tài liệu.

Nội dung này mình đã trình bày rất kỹ trong bài viết "Tạo khung tổng quan tài liệu" bạn vui lòng xem bài viết đó [tại đây] để nắm được cách làm nhé.

---

3. Kết luận

Các thông tin mà bạn đã đánh dấu, tổng hợp sẽ được sử dụng trực tiếp cho việc viết tổng quan tài liệu sau này, vì thế hãy cố gắng sắp xếp mọi thứ sao cho khoa học và dễ tiếp cận nhất có thể nhé

Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết thiếp theo,

Thân ái !

---

Huế, 3:23 PM 9/18/2023