Sự phân tầng trong xã hội diễn ra như thế nào ?

Tuấn Long

Sự kiện

Nhập môn Xã hội học

07 Tháng Mười, 2024

Sự phân tầng trong xã hội diễn ra như thế nào ?

Phân tầng xã hội (socialstratification) là sự phân chia xã hội thành các tầng lớp dựa trên yếu tố kinh tế, quyền lực, địa vị và uy tín. Có nhiều hình thức phân tầng, nhưng phổ biến nhất là phân tầng theo giai cấp (social class) và phân tầng theo đẳng cấp (social caste).

Phân tầng theo giai cấp: Dựa vào yếu tố kinh tế, đặc biệt là tài sản, thu nhập và nghề nghiệp. Xã hội được chia thành các giai cấp, ví dụ như: (1) Giai cấp thượng lưu (upper class): Những người sở hữu nhiều tài sản, quyền lực (nhà tư bản, doanh nhân giàu có) ; (2) Giai cấp trung lưu (midle class): Những người có thu nhập và đời sống ổn định (công chức, giáo viên, kỹ sư) và (3) Giai cấp lao động (lower class): Những người làm việc tay chân hoặc công việc có thu nhập thấp (công nhân, nông dân). Ví dụ: Ở các quốc gia phát triển như Mỹ hay Việt Nam, người thuộc giai cấp thượng lưu như các tỷ phú có tầm ảnh hưởng lớn về kinh tế và chính trị.

Trong khi đó, phân tầng theo đẳng cấp lại dựa vào yếu tố văn hóa và tôn giáo, thường là cha truyền con nối và ít có sự di chuyển xã hội. Ấn Độ là ví dụ điển hình với hệ thống đẳng cấp gồm các tầng lớp như Brahmin, Kshatriya, Vaishya, Shudra và Dalit. Trong xã hội Ấn Độ truyền thống, người sinh ra trong đẳng cấp Brahmin thường giữ vai trò lãnh đạo tôn giáo, trong khi người thuộc đẳng cấp Shudra làm các công việc lao động tay chân. Về sau, xã hội này còn nảy sinh ra tầng lớp Dalit hay còn gọi là "tiện dân" hay còn gọi là "nơi không thể chạm tới" - những người Dalit này bị kỳ thị và xem thường nghiêm trọng trong xã hội Ấn Độ ngày nay nhưng vì sùng đạo Hindu và bị giáo dục ăn sâu vào tiềm thức qua nhiều thế hệ, những người Dalit này đã không còn mang trong mình ý thức đấu tranh, càng làm sâu sắc thêm về sự phân tầng trong xã hội.

Hãy cùng tụi mình tìm hiểu về sự phân tầng trong xã hội qua bài viết này nhé

---

---

Huế, 9:57 PM 10/7/2024

(*) Bài viết nằm trong khuôn khổ của Mini project "SI1M" (Sociology in 1 minute | Xã hội học trong 1 phút). Vui lòng trích nguồn khi sử dụng bài viết.

---

Media Team, Sociology Hue - HUSC

Content & Design: Tuấn Long