Bất bình đẳng xã hội là trạng thái không ngang bằng nhau về khả năng tiếp cận các cơ hội xã hội. Theo M.Weber, chúng thường liên quan tới 3 tiêu chí: Của cải, Uy tính và Quyền lực. Khác với K.Marx - người vốn chỉ tập trung vào các khía cạnh kinh tế của sự bất bình đẳng - thì M.Weber lại tập trung vào cả các yếu tố phi kinh tế khác. Một người có ngoại hình đẹp hơn, thể lực tốt hơn, mối quan hệ rộng hơn vẫn có thể chuyển đổi các lợi thế này thành những thứ mà họ cần như của cải hoặc quyền lực.
Hệ quả chính của hiện tượng bất bình đẳng trong xã hội chính là việc tạo nên một cấu trúc xã hội không chỉ có phân loại mà còn mang trong nó tính phân tầng. Có người ở trên và người ở dưới, giàu nghèo khác nhau về tầng lớp và cũng khác nhau hoàn toàn về vị thế. Tuy nhiên, xã hội hiện nay đã có thấy không bao giờ tồn tại một xã hội bình đằng tuyệt đối và các cá nhân có thể hơn hoặc thua ở khía cạnh nào đó trong cuộc sống chứ hiếm khi bị tước đoạt hoặc thiếu hụt toàn bộ. Hay nói cách khác, những người sinh ra trong nghèo khó nhưng nếu được tiếp cận tới các nguồn lực cần thiết và cơ hội xã hội thì vẫn có khả năng thay đổi cuộc đời.
Hãy cùng anh Bơ và bác Mác đi tìm hiểu rõ hơn về các khía cạnh tạo nên sự bất bình đẳng trong xã hôi nhé ^^
---
---
Huế, 12:26 PM 10/4/2024
(*) Bài viết nằm trong khuôn khổ của Mini project "SI1M" (Sociology in 1 minute | Xã hội học trong 1 phút). Vui lòng trích nguồn khi sử dụng bài viết.
---
Media Team, Sociology Hue - HUSC
Content & Design: Tuấn Long