Theo các nhà "Hành động luận", cá nhân kiến tạo nên xã hội thông qua việc thực hiện các hành động xã hội (social action), những hành động này lặp đi lặp lại sẽ giúp hình thành nên các tương tác xã hội (social interaction) các tương tác này lặp đi lặp lại sẽ hình thành nên quan hệ xã hội (social relationship) và mạng lưới (network) của các quan hệ xã hội này chình là cấu trúc của một xã hôi. Trong đó, hành động của các cá nhân không bao giờ chỉ là những hành động vô tri hay thuần túy hướng vào cá nhân chủ thể. Ngược lại, chúng là những hành động có ý nghĩa, được chủ thể gán cho ý nghĩa chủ quan, có ý thức và định hướng tới người khác trong quá trình thức hiện hành động. Các cá nhân thậm chí còn lường trước phản ứng của đối tác trước khi thực hiện hành động của mình.
Trong một giới hạn nào đó, Xã hội học xem xét hành động xã hội (social action) và hành vi xã hội (social behaviour) theo cùng một cách hiểu, song lại có sự phân tách nhất định giữa hành động thông thường và hành vi vật lý bản năng. "Hành động" thường có sự tham gia của ý thức chủ quan cá nhân - chủ thể hành động ý thức được việc mà họ đang làm. Trong khi "hành vi" thường được tiếp cận theo mô hình Kích thích - Phản ứng (S-R) do đó, thiếu văng đi sự tham gia của ý thức. Người ta chỉ phản xạ lại dựa trên điều kiện xuất hiện từ trước đó mà thôi. Hành vi và hành động cá nhân có thể xem là địa hạt của Tâm lý học, trong khi Xã hội học lại quan tâm tới hành động xã hội, tương tự Kinh tế học có hành động kinh tế và Chính trị học có các hành động chính trị. Không phải hành động nào cũng là hành động xã hội cho tới khi chúng hội tụ đủ các yếu tố cấu thành.
Hãy cũng theo chân anh Bơ (M.Weber) đi tìm hiểu về một trong những khái niệm thú vị và then chốt nhất trong Xã hội học nhé ^^
---
---
Huế, 3:13 PM 9/22/2024
(*) Bài viết nằm trong khuôn khổ của Mini project "SI1M" (Sociology in 1 minute | Xã hội học trong 1 phút). Vui lòng trích nguồn khi sử dụng bài viết.
---
Media Team, Sociology Hue - HUSC
Content & Design: Tuấn Long