Vietnam, Hue, 15:28 | 25.02.2023
Có bạn sinh viên hỏi mình thế này:
---
Hỏi: Em có thấy tin Nga đã chiếm Chernobyl và Ukraine cũng đang giành giật vs Nga chỗ này, theo thầy nghĩ hai bên sẽ có ý định gì với khu vực trên ?
---
Đáp: Đối với người Nga mà nói thì Chernobyl đương nhiên phải chiếm, thậm chí nó còn quan trọng hơn cả Kiev vì ý nghĩa răn đe - đó là nhà máy điện hạt nhật của Ukraine, có khả năng làm giàu urani để chuyển hoá thành ..."nấm hương"
Nếu có một bên thứ ba cố tình phá hoại Chernobyl, bụi phóng xạ sẽ ngập tràn Đông Âu, trong đó có cả Ukraine, Ba Lan và nhất là Belarus (đồng minh số 1 của Nga). Ngược lại chiếm được khu vực này sẽ ngăn chặn thảm hoạ trên xảy ra.
Em nhìn vào sơ đồ tiến quân của Nga [tuần đầu tiên của chiến sự] sẽ thấy dù đánh trên toàn mặt trận, Nga vẫn chừa lại phía Tây và Tây Nam cho người dân Ukraine rút khỏi Kiev. Mình đoán cái mà Nga muốn không phải là Kiev mà chỉ là hợp vây để (1) gây sức ép buộc người dân rời khỏi thủ đô, (2) tạo ra hiện tượng dòng người tị nạn sang lánh nạn ở các quốc gia lân cận nhằm (3) gia tăng gánh nặng bận tâm tại các quốc gia lân cận - vốn có lập trường chống Nga từ trước khi cuộc chiến này nổ ra.
Có thể thấy, từ câu chuyện của Kiev và Chernobyl - mình tin rằng Nga sẽ không xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ của Ukraine, mà chỉ muốn (1) tạo dựng nên một chính phủ thân Nga nhằm (2) tạo ra một vùng đệm giữa Nga và các quốc gia NATO vào lúc này. Người dân Ukraine có thể đã từng tham vọng gia nhập EU, nhưng rõ ràng, các nước Eu và NATO đã không thể làm gì hơn ngoài cấm vận Nga từ xa - điều này có thể khiến họ [Ukraine] vỡ mộng và buộc phải quay lại với hai lựa chọn:
- (1) Vùng ly khai Donbask "BỊ" sáp nhập hoặc thông qua chiến tranh toàn diện
- (2) Vùng ly khai Donbask "ĐƯỢC" sát nhập bởi Nga thông qua trưng cầu dân ý
Hoặc, sẽ có một cuộc chiến kéo dài dai dẳng ở ngay trên vùng đất khi xưa của người Rus mà phần thua chắc chắn sẽ thuộc về người dân Ukraine khiến cả hai kịch bản trên hòa làm một. Theo đó, kịch bản tham gia của các bên sẽ là: Chiến sự => Trưng cầu dân ý => Tiếp tục chiến sự.
Mình e rằng: có lẽ chỉ có (1) chiến phí leo thang, trong khi (2) giá dầu lao dốc, nhưng lại (3) không đạt được mục tiêu mà (4) tổn thất nhân mạng quá lớn, thành ra (5) trong nước nảy sinh binh biến (như trong thế chiến thứ I) - là khiến người Nga dừng lại thôi. Tuy nhiên, điều đó rất khó để xảy ra lần nữa với Nga - ít nhất là với chính phủ của Putin ngay trong thời điểm này.

---
Thay lời giới thiệu:
Xung đột giữa Nga và Ukraine chính thức nổ ra ngày 24.02.2022, trong suốt thời gian chiến sự manh nha diễn ra xung quanh Thủ đô Kiev, mình đã nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan tới cuộc chiến này. Mình đã trả lời tất cả các câu hỏi đó. Sau một năm, mình đã quyết định tổng hợp lại và trình bày chúng theo dạng hỏi và đáp để mọi người cùng đọc. Quan điểm quân sự và địa chính trị của mình trong các bài viết này hoàn toàn mang góc nhìn cá nhân và không đứng ra ủng hộ bất cứ bên nào.
Hy vọng chiến tranh sớm kết thúc và đem lại bầu không khí hòa bình, ổn định cho thế giới !