Điểm hạn chế trong cách tổ chức chiến tranh của Nga

Tuấn Long

Sự kiện

Địa chính trị

14 Tháng Ba, 2023

Điểm hạn chế trong cách tổ chức chiến tranh của Nga

Vietnam, Hue, 16.04.2022 | 23:56

Có bạn đặt cho mình một số câu hỏi thế này:

---

Hỏi: Mới đây Nga đã điều tướng quân Alexander Dvornikov, một tướng quân rất khét tiếng của nước Nga, anh Long có nhận xét gì về động thái này, liệu Nga sẽ mạnh tay sau khi người ta cho rằng những sự thụt lùi trên chiến trường của Nga là do tin tình báo sai, và vị tướng này sẽ chỉnh đốn lại tình hình, nhằm mang lại kết quả khả quan hơn nữa cho nước Nga, trong bối cảnh ngày chiến thắng 9/5 đã sắp đến gần?

---

Mình hoàn toàn đồng tình với quan điểm này. Bộ máy quân sự của Nga tuy khổng lồ nhưng thiên về phòng thủ hơn là tấn công, cồng kềnh hơn là tinh gọn và qua chiến dịch này mới thấy người Nga còn dưới cơ của NATO về mặt tổ chức chiến dịch.

Trả lời tiếp cho câu hỏi hôm trước của bạn, mình nghĩ rằng Nga vẫn sẽ giành được thắng lợi quân sự về chung cuộc, nhưng sẽ trả giá đắt với tổn thất nặng nề về nhân mạng và thiết bị. Nhìn chung, triết lý quân sự của Nga từ xưa tới nay có điểm khác với Phương Tây ở khía cạnh gìn giữ con người. Là một quốc gia đông dân, người Nga có xu hướng đánh theo kiểu "nướng quân" nhiều hơn là bảo vệ binh sĩ. Nhìn cách bố trí không gian trên xe tank và chiến thuật biển người trong quá khứ của họ là hiểu.

Hiện giờ Nga vẫn chưa thể sử dụng vũ khí có tính sát thương cao để tấn công kiểu hủy diệt hạ tầng dân sự trước khi đưa quân vào vì như vậy sẽ vướng vào dư luận và các vấn đề nhân quyền. Nhưng nếu ko làm thế thì bộ binh khi tiến vào nội đô sẽ khó tránh khỏi tổn thất do hoả lực đối phương núp sau người dân hầu như chưa có tổn hại nào. Cho nên thay tướng mà ko thay đổi tư duy chiến thuật thì e là binh sĩ sẽ thương vong ngày càng nhiều hơn.
Nên nhớ Nga là siêu cường quân sự, nhưng binh sĩ và tàu chiến Nga không phải là thánh thần với tấm thân bất tử. Chúng vẫn dễ bị tổn thương nếu đánh trúng chỗ hiểm, lính tinh nhuệ trúng đạn vẫn chết như thường

---

Hỏi: Liệu việc chìm soái hạm Moskva gần đây có khiến anh Long nghĩ rằng Nga cần thay đổi học thuyết chiến tranh, bởi lẽ chiến hạm này có vẻ lỗi thời, khi không đánh chặn được tên lửa từ Uca?

---

Về chiếc Moscow, tuy nói là soái hạm (flag ship) nhưng chiếc tuần dương hạm này thậm chí chỏ có năng lực ngang ngửa với những chiếc khu trục dòng A của Mỹ về công nghệ và nhất là khả năng chống ngầm (tàu khu trục có lượng dãn nước thấp hơn do với tàu tuần dương). Và tên lửa diệt hạm được phóng đi từ lãnh thổ Uca cũng chưa chắc là sản phẩm của Uca mà có thể do cố vấn NATO thực hiện. Vì thế chiếc tàu này có giá trị về biểu tượng hơn là khả năng tác chiến thực sự

Và cái gọi là biểu tượng thì rất cần được gìn giữ, nay lại bì đánh chìm. Lòng tự tôn của người Nga nói chung và hải quân Nga nói riêng đang bị xúc phạm hơn bao giờ hết. Hiện nay Nga đang bị sức ép lớn trong dư luận sau khi con tàu mang tên Thủ đô bị đánh chìm và ngày 09/05 thì lại sắp tới rồi

Từ những nhận định trên và ở cả câu trả lời trước đó, mình không chắc là người Nga sẽ vì chuyện này mà thay đổi học thuyết của họ, có chăng thì là nâng cấp công nghệ cho đội tàu mặt nước của mình thôi. Để xem người Nga sẽ làm gì trong mấy ngày tới vì thông thường sẽ là một cuộc trả đũa quân sự quy mô lớn mà Nga "đáp trả" lại Kiev và chuyện này là hiển nhiên. Điều khiến mình thấy lạ là lần này bộ máy truyền thông của Zelensky lại có xu hướng ít tán dương chiến công lần nay trên công luận, họ đang lo sợ hay thậm chí không tin vào điều mà họ vừa làm được ?

---

Hỏi: Nhớ lại chuyện chiến hạm Yamato của Nhật Bản trong thế chiến thứ 2, tàu lớn chìm, mang theo sĩ diện của Hải quân Nhật Bản

---
Với người Nhật thì cái chết của nguyên soái Yamato mới là mất mát không thể bù đắp. Vì cũng như Moscow, tàu Yamato là biểu tượng cho vị thế quân sự hơn là năng lực tác chiến. Trong chiến tranh hải quân hiện đại, tuần dương hạm Nga và thiết giáp hạm Nhật Bản giống như cái "bao cát" giữa biển vậy, càng độc lập tác chiến thì càng dễ bị bao vây tiêu diệt.

Chỉ có Yamato là nhìn nhận, biểu tượng cho năng lực tác chiến thực sự của lưc lượng hải quân hiện đại chính là Tàu sân bay. Và ổng đã đúng khi người Nhật ko thể đánh chìm bất cứ một chiếc hàng không mẫu hạm nào của Mỹ trong trận Trân Châu Cảng và Mỹ có cơ hội lật lại thế cờ những năm sau đó.

---

Thay lời giới thiệu:

Xung đột giữa Nga và Ukraine chính thức nổ ra ngày 24.02.2022, trong suốt thời gian chiến sự manh nha diễn ra xung quanh Thủ đô Kiev, mình đã nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan tới cuộc chiến này. Mình đã trả lời tất cả các câu hỏi đó. Sau một năm, mình đã quyết định tổng hợp lại và trình bày chúng theo dạng hỏi và đáp để mọi người cùng đọc. Quan điểm quân sự và địa chính trị của mình trong các bài viết này hoàn toàn mang góc nhìn cá nhân và không đứng ra ủng hộ bất cứ bên nào.

Hy vọng chiến tranh sớm kết thúc và đem lại bầu không khí hòa bình, ổn định cho thế giới !