Phần lớn công việc của một người nghiên cứu về xã hội hội học là những hoạt động liên quan tới sách vở tài liệu, do đó đọc sách và tìm đúng sách để đọc là thói quen không thể thiếu đối với những ai được đào tạo về ngành này.
Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, các nhà Xã hội học không chỉ biết đọc sách hay phản biện xã hội mà còn phải biết sử dụng các ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) để tối ưu công việc của mình. Không chỉ dừng lại ở những chiếc máy đánh chữ mà còn tiến tới các kĩ năng trình bày báo cáo khoa học, không chỉ là những chiếc máy đục lỗ mà tiến đến làm chủ các ứng dụng thống kê tự động. Các ứng dụng máy tính (*) ra đời để thực hiện những công việc như thế.
Bài viết này sẽ giới thiệu một số phần mềm mà phần lớn các bạn sẽ cần tới trong quá trình học tập và làm việc của mình. Tại đây, mình sẽ chia các phần mềm ra thành 3 NHÓM ỨNG DỤNG tùy thuộc vào tính năng của từng công việc:

Bạn là một sinh viên được đào tạo về Xã hội học một cách bài bản, vậy đừng bỏ qua việc cài đặt và sử dụng thành thạo ít nhất 9 ứng dụng dưới đây để tối ưu công việc của mình nhé.
I. Nhóm ứng dụng Xử lý dữ liệu
Phần lớn các nghiên cứu của lĩnh vực xã hội học hiện nay áp dụng phương pháp tổng hợp, kết hợp cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Đối với một phương pháp nghiên cứu sẽ có những ứng dụng / phần mềm đi cùng để hỗ trợ thực hiện.
* Xử lý dữ liệu định lượng
Xã hội học là một trong số lĩnh vực sử dụng thống kê làm phương tiện chính trong nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, không phải sinh viên Xã hội học nào cũng được đào tạo bài bản về đại số tuyến tính, toán cao cấp, thống kê xã hội học, kinh tế lượng, trắc lượng xã hội... do đó khi áp dụng khoa học thống kê vào nghiên cứu các nhà xã hội học sẽ khó có thể thực hiện một cách hiệu quả như các sinh viên công nghệ - kĩ thuật - tự nhiên.
Việc sử dụng các phần mềm thống kê sẽ lấp đầy khoảng trống giữa việc ứng dụng kiến thức nền tảng vào giải quyết vấn đề. Hai phần mềm SPSS và Excel dưới đây là một ví dụ:
1. SPSS
Như đã nói ở trên, SPSS (statistic packages of social science) là một chương trình giúp người học thực hiện được việc xử lý dữ liệu định lượng bất kể người sử dụng có nền tảng về toán hay không. Từ các thao tác làm sạch dữ liệu, biến đổi, lưu trữ và phân tích. Tất cả các thao tác mà một nghiên cứu xã hội học sử dụng thống kê đều có thể được thực hiện trên phần mềm này.
Ở khoa Xã hội học, ĐHKH Huế, các sinh viên được học về SPSS trong chương trình năm II nhưng một số bạn có thể được tiếp xúc với SPSS ngay từ năm I do tự học hoặc tham gia dự án với giảng viên.

Hãy tìm hiểu về SPSS càng sớm càng tốt nhé, đấy là một ứng dụng hữu ích và cực kỳ thú vị một khi bạn đã làm chủ được nó.
2. Excel
Nếu SPSS thiên về xử lý thống kê thì Excel lại là công cụ tuyệt vời để trực quan dữ liệu. Phần lớn các biểu đồ và bảng dữ liệu có thể được trình bày trên Excel một cách dễ dàng. Tính năng đồ họa của Excel cũng được cải tiến hơn nhiều so với SPSS, vậy nên sau khi đã có được dữ liệu từ SPSS, bạn có thể copy sang Excel và sử dụng phần mềm này để vẽ biểu đồ. Từ Excel bạn có thể copy sang bất cứ phần mềm nào như Word hay PowerPoint một cách nhanh chóng.
Excel cũng có thể sử dụng để lưu trữ dữ liệu và phân tích thống kê cơ bản tuy không mạnh như SPSS. Mặc dù chỉ là một anh chàng tí hon trong giới phân tích dữ liệu, nhưng trên thực tế nhu cầu của nhóm ngành khoa học xã hội thì anh chàng tí hon này lại có sức mạnh rất đáng nể, đặc biệt là khả năng trực quan hóa các bộ dữ liệu có quy mô vừa và nhỏ (~ 10.000 dòng).

Một số phần mềm tương tự với SPSS về tính năng có thể kể đến như SAS, STATA, Eview, Math-lab hay R. Nếu cảm thấy tò mò, bạn có thể đọc thêm bài viết về "Các công cụ thống kê - góc nhìn của dân ngoại đạo"
[ ở đây ]
* Xử lý dữ liệu định tính
Nếu dữ liệu định lượng là các con số, thì dữ liệu định tính thường là các câu chữ. Một trong những phương pháp nghiên cứu định tính mà các sinh viên xã hội học được đào tạo bài bản có tên là phỏng vấn sâu (depth interview) và khâu đầu tiên cần thực hiện trước khi phần tích là chuyển tự file ghi âm phỏng vấn (hay còn gọi là thao tác "gỡ băng") - từ thông tin dạng âm thanh sang thông tin dạng văn bản.
Đây là công việc nặng nhọc, bạn không định nghe một lượt rồi gõ lại theo trí nhớ đấy chứ? Các ứng dụng dưới đây sẽ giúp bạn
3. F4 - Transcript
Phần mềm này chuyên được sử dụng để chuyển thông tin dạng âm thanh sang văn bản với các thao tác chạy file, dừng file, gõ và lưu trữ được thực hiện trên cùng một màn hình. So với việc mở file media ở bên này, nghe một lúc, sau đó dừng lại, chuyển sang word, gõ chữ rồi lại mở file media nghe tiếp... F4-Transcript sẽ làm hết mọi chuyện. Tuy phần mềm này không hỗ trợ phân tích, nhưng với tính năng điều chỉnh tốc độ đọc và phân vai - đây lại là giải pháp quan trọng nhằm chuẩn bị dữ liệu để tiến hành phân tích về sau.

Tất cả những gì bạn cần là sự kiên nhẫn.
4. NVIVO
Là phầm mềm xử lý thông tin định tính chuyên nghiệp, tuy nhiên giá thành của nó khá cao. NVIVO không chỉ có thể thay thế khả năng gỡ băng của F4-Transcribe mà còn được sử dụng để phân tích dữ liệu định tính với chức năng gán nhãn, tìm mạch logic và thống kê cơ bản. NVIVO có thể tích hợp các file media như âm thanh, video và hình ảnh giúp quá trình phân tích diễn ra được hiệu quả hơn.

Một số phần mềm tương tự với NVIVO về tính năng có thể kể đến như F4-Analyse hay Atlat.
* Lời khuyên: Với các phần mềm xử lý dữ liệu này, tốt nhất bạn nên tính tới chuyện mua bản quyền để việc sử dụng được diễn ra trọn vẹn hơn. Nếu tài chính không cho phép, bạn hãy chấp nhận sự giới hạn về tính năng của chúng nhé hoặc sử dụng các phần mềm mã nguồn mở (open source) để được sử dụng miễn phí.
II. Nhóm ứng dụng đồ họa
Nghe ra có vẻ lạ, bởi từ trước tới giờ không mấy ai nghĩ sinh viên xã hội học lại có thể trở thành nhà thiết kế để phải học những phần đồ họa này. Quan điểm ấy không sai, nhưng không chính xác hoàn toàn.
Tuy sinh viên xã hội học không được đào tạo để làm thay công việc của các chuyên gia thiết kế, song trên thực tế, họ lại sử dụng các thành tựu của đồ họa để phục vụ cho công việc của mình. Các banner truyền đạt thông điệp bình đằng giới, các đoạn video phóng sự về mặt khuất của đời sống đô thị, các tấm ảnh về hình xăm trên cơ thể phạm nhân, việc trình bày các dashboard dữ liệu dân số hay làm Infographic về thế hệ khởi nghiệp sinh năm 2000 - đều sẽ cần tới khâu biên tập cẩn thận.
Hiểu và làm chủ được các phần mềm này sẽ khiến xã hội học đến với công chúng một cách dễ dàng và nhân văn hơn.
5. Ứng dụng chỉnh sửa ảnh
Sẽ thật tốt nếu sinh viên xã hội học sử dụng được Corel Draw, Photoshop (Ps) hay Illustraitor (Ai); nhưng nhóm phần mềm này liên quan tới việc can thiệp vào nội dung tấm ảnh một cách trực tiếp - đây gần như là điều tối kĩ với các ảnh phóng sự xã hội. Thay vì ghép mặt người này vào thân người kia hay tạo ra những tấm ảnh hào nhoáng, các nhà xã hội học sẽ cần tới một ứng dụng để thực hiện các trình cắt ghép đơn giản, khả năng chỉnh màu nhanh chóng (chuyển sang đen trắng) và đặc biệt là tính năng quản lý album ảnh mạnh mẽ.
Nếu yêu cầu biên tập ảnh dừng ở các kĩ thuật kể trên - Light room (ảnh) chính là công cụ đắc lực để thực hiện những việc trên.

Tất nhiên, nếu bạn có hứng thú với truyền thông và thiết kế chuyên nghiệp, hãy cân nhắc tới Photoshop , Illustrator hay Corel Draw nhé, ngược lại, nếu bạn chỉ khát khao trở thành một nhà xã hội học hình ảnh - Lightroom chính là người bạn đồng hành số 1 đấy.
6. Ứng dụng dựng video
Có rất nhiều các phần mềm biên tập video mà các bạn sinh viên xã hội học có thể sử dụng, từ đơn giản như Video Maker, Sky soft tới trình biên tập hạng trung như Pro show, Corel Video studio (ảnh), Sony Vegas hay các trình cao cấp như Adobe Premier. Đặc trưng của các phần mềm này là tương đối nặng (1.3 GB trở lên) trong khi nhu cầu làm phóng sự của một nhà xã hội học có thể không nặng như một nhà làm phim chuyên nghiệp. Bạn nên tìm hiểu các phần mềm hạng trung hoặc hạng nhẹ để thực hiện nhé.

Tương tự với bộ ảnh phóng sự xã hội - điều quan trọng nhất không phải là công cụ mạnh mẽ ra sao mà là ý tưởng và nội dung hấp dẫn thế nào, các phần mềm sẽ giúp bạn làm những việc còn lại. Hãy tìm hiểu ít nhất một phần mềm dựng video và thực hiện phóng sự xã hội đầu tiên của mình nhé.
III. Nhóm ứng dụng văn phòng
Thời gian gần đây, các phiên bản Office được cài đặt không chỉ phục vụ cho việc học tập mà còn được xem là tiêu chí đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Phần lớn các cơ quan doanh nghiệp ngày nay đều có yêu cầu rất cao về các kĩ năng sử dụng các ứng dụng văn phòng, kĩ năng đánh máy, kĩ năng thuyết trình hay kĩ năng quản lý thông tin.
Việc lựa chọn một phần mềm phù hợp sẽ giúp các bạn có thêm cảm hứng và hoàn thiện các kĩ năng trên một cách hiệu quả hơn. Phần này mình sẽ chia nhóm công cụ ra làm hai phiên bản: Offline - cài đặt trên máy tính và Online - sử dụng trên internet.
7. Word - Excel - PowerPoint
* Bản Offline:
Đây là bộ ba công cụ luôn đi cùng nhau, dù bạn học ngành gì và làm việc ở đâu. Tất nhiên, các công cụ văn phòng ngày nay không nhất thiết cứ phải là Microsoft Office, bạn có thể sử dụng các bộ phần mềm văn phòng khác như Libre Office, WPS Office... để thay thế với các ứng dụng tương tự soạn thảo văn bản (Word), trình chiếu (PowerPoint) và bảng tính (Excel). Việc cài đặt các phần mềm này cũng cần đi kèm với khả năng sử dụng.

Bên cạnh 3 phần mềm thuần túy kể trên, tùy vào nội dung môn học, yêu cầu công việc hoặc đơn giản chỉ là sở thích cá nhân mà bạn có thể sẽ cần tới các ứng dụng chuyên biệt khác như: MS Project - nếu bạn quan tâm tới quản lý dự án; MS Outlook - sử dụng trong việc liên lạc nội bộ; MS Access - trong việc quản trị cơ sở dữ liệu quy mô nhỏ; MS Visio - trong việc tạo ra các sơ đồ, bản đồ tư duy chuyên nghiệp; MS Publisher - tạo ra các thiết kế truyền thông hiện đại hay MS Note - trong việc tạo ra các ghi chú mạnh mẽ.
* Bản Online:
Ngoài ra với sự mở rộng của mạng wifi và các trao đổi diễn ra trên tiện ích đám mây (I-cloud), bạn có thể tính đến việc sử dụng các ứng dụng online như Google Docs, Google Sheet và Google Slide. Các thao tác thực hiện tương tự với các phiên bản trên PC. Điểm mạnh của các ứng dụng này nằm ở chỗ chúng có thể dễ dàng bảo mật và chia sẻ nhanh chóng. Khi kết hợp với Google Drive bạn sẽ dễ dàng lưu trữ với rủi ro mất dữ liệu cực thấp đấy.
8. Google Drive
Drive là một chương trình hoàn toàn online dùng để lưu trữ dữ liệu trên không gian mạng. Một khi bạn đã có một tài khoản Gmail thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ sở hữu 15 Gb dung lượng miễn phí trên mạng. 15 Gb này mới nghe thì có vẻ nhỏ, nhưng với các bài tiểu luận thông thường của sinh viên Xã hội học (200 Mb / file) thì Drive sẽ là nơi lưu trữ của hơn 55.000 file tiểu luận như vậy. Ấn tượng chứ?

Sử dụng Drive là cách lưu trữ các tài liệu quan trọng phòng khi máy tính hoặc ổ cứng của bạn gặp trục trặc. Chỉ cần nhớ tài khoản gmail của mình, các bạn có thể tiếp cận tại liệu ở bất cứ đâu, trên bất cứ thiết bị có kết nối mạnh nào. Drive còn giúp các để bạn chia sẻ các tài liệu một cách nhanh chóng với bảo mật tốt nhất. Chương trình sử dụng tương tự với Google Drive là Dropbox hoặc One Drive. Chỉ khác ở chỗ, hai phần mềm này được cài đặt trên máy tính và liên kết với một tại khoản cùng tên ở trên mạng.
9. Google Form
Xếp cuối cùng không có nghĩa đây là ứng dụng thấp bé nhẹ cân nhất. Kỳ thực với nhu cầu khảo sát online hiện nay của dân xã hội học, Form là một công cụ cực mạnh mẽ trong thu thập thông tin. Hoặc là bạn cầm bảng hỏi giấy đi khắp nơi giữa trưa nắng hoặc là bạn tạo một bảng hỏi online và sử dụng link để gửi cho bạn bè của mình. Sau khi hoàn thành trả lời câu hỏi, dữ liệu sẽ được chuyển về tài khoản Gmail của bạn và trực quan dữ liệu ngay lập tức cho bạn. Dữ liệu còn được thu về dưới dạng một file Excel và từ file Excel bạn có thể đưa vào bất cứ phần mềm thống kê nào như SPSS để thực hiện các phân tích chuyên sâu.

Tạm biệt với nhập liệu bằng tay nhé !
Kết luận
Trên đây là bài viết về một số phần mềm, ứng dụng cơ bản mà một sinh viên xã hội học sẽ cần tới trong công việc, học tập và nghiên cứu theo góc nhìn chia sẻ của mình. Điều sau cùng mình muốn nhắn nhủ tới các bạn:
Dù sau khi tốt nghiệp bạn có làm việc ở đâu, trong vị trí nào thì chuyện sở hữu một ý tưởng hay, có trong mình một thái độ tốt và việc làm chủ công nghệ sẽ luôn là chìa khóa để các bạn tiến xa hơn trên con đường của mình. Thay vì bó hẹp suy nghĩ xem đâu mới là điều quan trọng nhất, hãy mở rộng góc nhìn và kết hợp những điểm mạnh của bản thân.
Ý tưởng hay, Thái độ tốt , Kĩ năng cao - sẽ tạo cho bạn thêm nhiều cơ hội
---
Chú thích:
(*) Nhìn chung, thuật ngữ ứng dụng (application), phần mềm (software) hay chương trình (program) đều chỉ chung một chương trình máy tính được lập trình để thực hiện một hay một số nhiệm vụ nào đó. Ứng dụng ngày nay thường được thấy trên các thiết bị di động, từ "phần mềm" hay dùng trên các thiết bị vi tính , tuy nhiên sự phân biệt này chỉ mang tính chất tương đối. Do đó, tùy vào môi trường làm việc mà chúng ta sẽ có cách gọi khác nhau nhưng về cơ bản chúng vẫn chỉ là một.
---
Chú thích nguồn ảnh
1. Ảnh bìa: httpsdcmobile.vnassetstin-tuc2019_08laptop-cu-gia-re-can-tho.jpg
2. SPSS: httpsmp.s81c.com8034F2Cdal05v1AUTH_db1cfc7b-a055-460b-9274-1fd3f11fe689523d3e11715cc34b706252fd65da2dd9offering_a26cf0a8-5f98-4bc0-9141-32662090f84c.jpg
3. Excel: httpsi.ytimg.comviK74_FNnlIF8maxresdefault.jpg
4. F4-transcript: dataimagejpeg;base64,9j4AAQSkZJRgABAQAAAQABAAD2wCEAAkGBxASEhURERMWFRUXFxUXFxYYGBgXGBYVFRgXFxYYFxYbHSgiGRolGxcWITIhJSkrLi4uFyAzODMtNygtLisBCgoKDg0OGg8PGiwlHyIvNzM3NzczNzAyKzUvNTcvLi03NTc3LTcwLTErNS0yNC0rLTA3LS03LS01Kys3Ny0rKAABEIAMIBA
5. NVIVO: httpsmp.s81c.com8034F2Cdal05v1AUTH_db1cfc7b-a055-460b-9274-1fd3f11fe689523d3e11715cc34b706252fd65da2dd9offering_a26cf0a8-5f98-4bc0-9141-32662090f84c.jpg
6. Lightroom: httpscdn.eventfinda.co.nzuploadseventstransformed1218866-543215-34.jpgv=5
7. Corel video studio: httpstatic1.soft247.com.vnimagesanh_mieutaVideoStudio-X9.jpg
8. MS Office 2016: httpswww.extremetech.comwp-contentuploads201509Office-2016-preview-applications-look-nearly-the-same-as-those-found-in-Office-2013-640x353.jpg
9. Google Drive: httpshoclaixecaptoc.comwp-contentuploads201810gd1.jpg
10. Google Form: https4.bp.blogspot.com-8X7NXZ46H8UWT0ysU2yygIAAAAAAAAAh0spsKB6Tm8xwlCf23cFaN8IbIzlDHHPXTwCKgBs16009b81669bffedac1a3a2e5c3414b10f01.png